Bạn đang ở đây

Bén duyên với bò sữa, nông dân thu lãi 400 triệu/ năm

(19.08.2021)
(Website HNDHY) - Từ thợ buôn bò đỏ, anh Đỗ Đắc Tịnh đã bén duyên với con bò sữa và đã rất thành công với mô hình chăn nuôi bò sữa cho lợi nhuận từ 350 đến 400 triệu đồng/ năm.
Anh Tịnh chia sẻ: Trước đây mình đi buôn bò đỏ, công việc cũng cho thu nhập tốt nhưng đi lại, vận chuyển khá vất vả. Sau khi có một anh bạn mang con bò sữa từ Mộc Châu về quê nuôi, mình thấy rất hiệu quả nên quyết định chuyển sang nuôi bò sữa. Năm 2004, mình quyết định dồn toàn bộ vốn liếng và vay thêm ngân hàng, đầu tư mua 4 con bò sữa giống về nuôi, lúc đầu chưa quen nên cũng vất vả và lo lắng đủ điều từ nguồn thức ăn, cách phòng tránh và phương pháp chữa các loại bệnh thông thường ở bò... Để đàn bò sớm cho sản phẩm, anh Tịnh tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật tại các Trung tâm bò sữa, mời các chuyên gia về dạy, nghiên cứu thêm sách báo, tài liệu, học hỏi từ những mô hình nuôi bò sữa thành công trong và ngoài tỉnh, nắm vững kiến thức, kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng, chữa bệnh cho đàn bò của gia đình. Sau những năm tháng cần mẫn, thức khuya dậy sớm, đàn bò bắt đầu cho sữa. Với số vốn xoay vòng từ bán sữa, sau một thời gian, anh Tịnh đã trả hết nợ vay ngân hàng, còn dư một ít vốn anh tiếp tục đầu tư để nhân rộng đàn bò. Đến nay, tổng số bò của gia đình là 15 con, trong đó, 10 con đang cho khai thác sữa và 5 con bò con. Con ít nhất cho 18 kg sữa, con nhiều thì 23 đến 25 kg sữa/ngày, với giá 1 kg sữa ở thời điểm hiện tại là là 14.000 đồng/kg, cho doanh thu 2,8 triệu đồng/ngày. Ngoài sữa, anh còn thu mua sữa của 30 hộ nuôi bò các xã và huyện lân cận. Anh Tịnh chia sẻ: Muốn cho bò phát triển khỏe mạnh thì khâu chọn giống là rất quan trọng. Để bò cho sữa nhiều và chất lượng sữa tốt thì phải bảo đảm cho bò ăn ngày hai lần thức ăn thô và cỏ cho ăn không giới hạn. Quy mô chuồng trại cũng phải thoáng mát, vệ sinh, thường xuyên theo dõi tiêm phòng dịch bệnh cho bò. Hệ thống chuồng trại phải thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Từ đó, giúp bò ăn ngon miệng, bảo đảm sức khỏe, tăng năng suất, sản lượng sữa. Để cơ giới hóa chăn nuôi, gia đình anh đầu tư lắp hệ thống máng ăn, uống nước bán tự động; mua máy vắt sữa; máy trộn thức ăn; máy băm cỏ trục cuốn (công suất 2 tấn/giờ); máy phun thuốc sát trùng chuồng trại; máy phát điện; máy bơm; máy lọc nước sạch phục vụ nước uống cho đàn bò.Để bảo đảm nguồn thức ăn cho bò, gia đình anh thuê thêm đất ruộng, để tăng diện tích trồng cỏ đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra, anh còn tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi như: Trồng ngô lấy thân ủ chua cho bò ăn; ủ rơm, bã mía làm nguồn thức ăn cho bò. Sử dụng phân bò để trồng cỏ và bán cho các hộ nuôi trùng quế làm thức ăn cho cá, gà…giúp tăng thêm thu nhập và tạo ra được mô hình chăn nuôi khép kín, bền vững. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, với kinh nghiệm tích lũy, anh còn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghề nuôi bò sữa cho 20 hộ gia đình trong xã về cách chọn con giống, nguồn thức ăn và các loại thuốc sử dụng, hỗ trợ nguồn vốn ban đầu, đồng thời bao tiêu đầu racho các hộ chăn nuôigiúp nhiều hộ thoát nghèo, trở thành triệu phú. Bà Đỗ Thị Huyền – Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Khoái Châu cho biết: Những năm qua, tại các cơ sở Hội, hội viên nông dân đã chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau, nhưng bò sữa là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá. Nhờ nuôi bò sữa mà nhiều hội viên nông dân nghèo được đổi đời. Tuy nhiên, việc nuôi và phát triển bò sữa ở Đông Kết vẫn còn những khó khăn cần sớm được tháo gỡ, như phần lớn hộ nuôi nhỏ lẻ, phân tán; kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế; môi trường chưa được quản lý tốt tại nông hộ; nguồn thức ăn cho bò chưa đa dạng và tận dụng triệt để; tay nghề kỹ thuật viên không đồng đều, yếu trong khâu xử lý bệnh sinh sản; giá sữa được thu mua theo chất lượng nên thường xuyên biến động. Chưa có vùng quy hoạch xây dựng trang trại tập trung ra ngoài khu dân cư. Rất mong các cấp, các ngành phối hợp với Hội Nông dân các cấp trong huyện cùng quan tâm tháo gỡ để hội viên nông dân yên tâm phát triển sản xuất. Hoàng Minh
Lượt xem:

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân