Bạn đang ở đây

Cần thận trọng nguyên liệu đầu vào TĂCN để tránh 'vạ lây'

(07.04.2016)

(Website HNDHY) - Trước quy định tiêu hủy heo còn tồn dư chất cấm và sắp tới đây là phạt tù nếu bị phát hiện sử dụng chất cấm, người chăn nuôi cần tuyệt đối thận trọng với các loại TĂCN để tránh “vạ lây”…

Hiện nay, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại nhu cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) hàng ngày là rất lớn, hầu hết được mua từ các công ty TĂCN hoặc tự mua các nguyên liệu về để phối trộn.

Trước quy định tiêu hủy heo còn tồn dư chất cấm và sắp tới đây là phạt tù nếu bị phát hiện sử dụng chất cấm, người chăn nuôi cần tuyệt đối thận trọng với các loại TĂCN để tránh “vạ lây”…

Coi chừng dính vòng lao lý

Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, sau 4 tháng triển khai đợt cao điểm xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi đã có 13 doanh nghiệp (DN) bị phát hiện sử dụng chất salbutamol để phối trộn vào thức ăn gia súc, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất TĂCN.

Trong khi đó, từ ngày 1/7 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, khung hình phạt tối đa cho tội vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù tới 20 năm và phạt tiền tối đa 1 tỉ đồng.

Ngoài ra, theo quy định mới, sẽ tiêu hủy đàn heo có chất cấm; vì vậy nếu người chăn nuôi vi phạm thì nguy cơ mất trắng sản nghiệp và vướng vào vòng lao lý là điều hiển nhiên.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thanh tra cho biết, người chăn nuôi không hoàn toàn chủ động phối trộn chất cấm vào cám mà do thương lái hoặc chủ cơ sở cung cấp cám “khuyến khích” dùng vì họ sẽ bao mua heo khi xuất chuồng.

Thế nên, thực tế mới có nhiều người chăn nuôi đang dùng chất cấm một cách thụ động. Ngoài ra, người chăn nuôi chân chính cũng bị rối trong “ma trận” TĂCN với vô vàn sản phẩm của nhiều DN và không phải ai cũng phân biệt được đâu là cám sạch, đâu là cám chứa chất cấm vì vẫn còn các cơ sở kinh doanh TACN nhỏ lẻ do chạy theo lợi nhuận mà trộn chất cấm vào thức ăn rồi dùng các chiêu trò khuyến mãi để khuyến khích người chăn nuôi sử dụng.

Cần kiểm tra liên tục, đột xuất

Trò chuyện với PV, ông Lee Meng Hong, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Cty CP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) và PROCONCO cho biết: Để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi, chúng tôi yêu cầu các đối tác cam kết cung cấp nguyên liệu sạch, không có chất cấm và phải thông qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng cám, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Chúng tôi còn áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Do đó, bên cạnh việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm như đã đăng ký, định kỳ hàng tháng, Anco và Proconco còn lấy mẫu cám để gửi đến các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, uy tín nhằm theo dõi, kiểm tra hàm lượng các chất thuộc nhóm beta-agonist (salbutamol, ractopamine, clenbuterol...).

Hàng trăm mẫu đã được thử nghiệm, kết quả 100% đều âm tính với các chất cấm. Hiện nay Proconco và Anco đã tiên phong “nói không với chất cấm” khi tung ra thị trường sản phẩm với bao bì in tem kiểm định “Không chất cấm” từ đầu tháng 4/2016.

Ông Lee Meng Hong cũng cho rằng, để ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi một cách triệt để thì rất cần các đợt thanh kiểm tra đột xuất liên tục, đặc biệt cần tấn công đúng “địa chỉ” là các công ty sản xuất TĂCN nhỏ lẻ khiến người chăn nuôi “vạ lây” qua đó khuyến khích các công ty sản xuất TĂCN cam kết chất lượng sản phẩm, mới mong đẩy lùi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

 

Theo  NNVN

Lượt xem:

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân