Bạn đang ở đây

Hội Nông dân Văn Lâm - Những điểm sáng tạo

(21.11.2016)

(Website HNDHY) - Những năm qua, với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân trong huyện Văn Lâm đã có những đóng góp thiết thực trong phong trào chung của tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, với việc nghiêm túc đôn đốc triển khai thực hiện Chỉ thị 59 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”

Những năm qua, công tác Hội và phong trào nông dân huyện đã có nhiều khởi sắc. Vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp trong huyện ngày càng được khẳng định, thực sự là cầu nối mật thiết giữa Đảng, chính quyền, cơ sở hội và hội viên nông dân.

Nâng cao chất lượng phong trào

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua các cấp Hội trong huyện phối hợp tổ chức 169 buổi cho 19.027 lượt người tham dự, tích cực đẩy mạnh phong trào SXKD giỏi, các hoạt động giao lưu VH- VN, hội thi, hội thao nhằm tuyên truyền, vận động, trang bị kiến thức về KHKT cho cán bộ, hội viên nông dân trong toàn huyện. Đã có 17.316 lượt cán bộ, hội viên nông dân đăng ký và hoàn thành tốt nội dung công việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức được 12 buổi tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,

Nỗ lực thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hội Nông dân huyện đã tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Đề án thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện. Tổ chức đoàn đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế Mô hình máy cấy không động cơ tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đồng thời  Hội Nông dân huyện đã tham mưu với Thường trực huyện ủy, trích ngân sách huyện đầu tư mua trang bị cho mỗi cơ sở Hội 01 chiếc máy cấy làm mô hình trình diễn.  Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hướng dẫn nghề, đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 100.000 lượt hội viên nông dân, tập trung trên các lĩnh vực: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, khôi phục nghề truyền thống, nghề thủ công mới  ...

Phát huy có hiệu quả các chương trình  giữa Hội Nông dân với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn thông qua thành lập hàng trăm tổ vay vốn, tín chấp cho hội viên, nông dân vay để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn phát triển tương đối khá, giải quyết cho hàng ngàn lao động tại chỗ, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội trong huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các phòng, ban, ngành đoàn thể, mở các lớp chuyển giao KHKT, tổ chức hội thảo đầu bờ, thăm quan các mô hình SXKD có hiệu quả, phát triển rộng mô hình liên kết 4 nhà để giúp nông dân phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, các cấp Hội trong toàn huyện đã tổ chức được 52 lớp chuyển giao KHKT cho 5.137 lượt người tham dự, trong đó có 4 buổi hội thảo đầu bờ về mô hình Máy cấy không động cơ (có 500 người tham dự) và 01 buổi đi thăm quan Mô hình chăn nuôi Vịt trời và mô hình trồng na tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu  trong cán bộ hội viên nông dân ngày càng phát triển. Số hộ nông dân đạt danh hiệu Sản xuất kinh doanh giỏi ở các cấp tăng lên hàng năm, năm 2016 đã có 5.050 hộ đăng ký phấn đấu đath danh hieeueeuj hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 100,1%.

Trong 9 tháng qua toàn huyện đã có 326 hộ nông dân được giúp đỡ với số tiền 301 triệu đồng và 1508 ngày công lao động, 1125 cây giống, 1000 con giống…giúp các hộ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Các cơ sở Hội tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng tham gia cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đến nay toàn huyện có 5 cơ sở đạt xã chuẩn NTM và đã được nhân bằng công nhân xã đat chuẩn NTM là: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Đạo và Đại Đồng; 2 xã: Lạc Hồng và Lương Tài đang hoàn thiện, phấn đầu trong 6 tháng cuối năm 2016 đề nghị Tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM; 4 xã, thị trấn còn lại hiên đã hoàn thiện được từ 15 đến 18 tiêu chí.

Phối hợp tuyên truyền cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt quy ước, hương ước của làng xã, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tích cực tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, chấp hành Luật ATGT, thực hiện công tác KHHGĐ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL, trợ giúp pháp lý. Đến nay, toàn huyện đã có 5 cơ sở Hội thành lập được chi Hội 3 không và đã đi vào hoạt động gồm: Tân Quang, Đình Dù, Lạc Hồng, Lạc Đạo và Minh Hải; toàn huyện có 15.178 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu gia đình nông dân văn hóa năm 2016.

Chú trọng chất lượng cán bộ Hội và hội viên

Xác định công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội Nông dân là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của tổ chức hội và phong trào nông dân. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức hội và hội viên, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ. Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chấp hành Hội từ huyện đến cơ sở, xây dựng quy chế hoạt động, quy chế thi đua khen thưởng, tiêu chuẩn xếp loại cơ sở hội, chi hội…

Ban Thường vụ Huyện ủy đã quan tâm bố trí, quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ quan thường trực, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện bảo đảm số lượng và từng bước tăng cường chất lượng; trẻ hóa đội ngũ cán bộ (cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, chuyên môn phù hợp); đồng thời chỉ đạo cấp ủy xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ Hội Nông dân ở cấp mình, khắc phục tình trạng đưa những cán bộ năng lực, trình độ hạn chế, lớn tuổi khó bố trí, sắp xếp được ở những nơi khác sang làm công tác Hội Nông dân.Việc phân công đảng viên ở khu vực nông thôn tham gia sinh hoạt hội và làm nòng cốt  trong phong trào nông dân cũng được thực hiện tốt .

Việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân ngày càng được nâng cao. Cán bộ Hội cơ sở đã tích cực tham gia hòa giải các vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân. Hàng năm Hội Nông dân các cấp tiến hành hòa giải thành 75 - 80% các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Điển hình như Hội Nông dân các xã Lương Tài, Chỉ Đạo, Lạc Đạo, Lạc Hồng và Minh Hải đã tham gia hòa giải thành 8 vụ, duy trì tốt hoạt động của 4 CLB nông dân với pháp luật tại 4 cơ sở Hội: Đại Đồng, Lạc Đạo, Trưng Trắc và Việt Hưng. Thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật và trợ giúp pháp lý từng bước giúp cho hội viên, nông dân nhận thức ngày một đầy đủ hơn nghĩa vụ và quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ.

Qua đó, góp phần không nhỏ trong việc củng cố, nâng cao mọi hoạt động của tổ chức Hội các cấp. Công tác xây dựng, củng cổ tổ chức Hội đi vào chiều sâu, phương thức hoạt động lồng ghép theo hướng đa dạng, nội dung sinh hoạt luôn được đổi mới, tập hợp được đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao chất lượng hội viên; tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa tổ chức Hội và hội viên nông dân. Năng lực hoạt động của cán bộ hội từ huyện đến cơ sở có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu biên chế đủ số lượng theo quy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lê Thị Phương Loan

 

Huyện Ủy viên, Chủ tịch HND huyện Văn Lâm

Lượt xem: 30

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân