Bạn đang ở đây

Làm giàu bằng nghề truyền thống

(08.02.2017)

(Website HNDHY) - Do đặc điểm phát triển kinh tế ở địa phương phần lớn diện tích đất  nông nghiệp được chuyển sang cho các công ty, doanh nghiệp vào thuê đất để làm công ty sản xuất vì vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên muốn phát triển kinh tế gia đình để xóa đói giảm nghèo làm giàu nhiều hộ nông dân ở xã Tân Quang huyện Văn Lâm phải chuyển đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp sang làm dịch vụ. Ông Nguyễn Hữu Ánh- Hội viên nông dân chi hội thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm là một tấm gương điển hình.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, ở làng quê có nghề phụ truyền thống về chế biến thực phẩm.  Với mục đích sản xuất kinh doanh  phục vụ nhu cầu của nhân dân trong xã và khu vực lân cận, đồng thời tạo công ăn việc làm cho những  lao động nhàn dỗi trong địa phương, góp phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập của các thành viên trong gia đình. “Lúc đầu công việc làm ăn vất vả, một mặt chưa có nhiều kinh nghiệm chế biến, thiếu vốn mua hàng, mặt khác chưa tìm được khách hàng tiêu thụ nên lượng hàng bán ra ít, giá không được cao, có lúc còn thua lỗ đã có lúc tôi chán nản muốn bỏ nghề. Song bằng nghị lực quyết tâm của bản thân và sự động viên của bạn bè, người thân, sự quan tâm của chi hội nông dân thôn Bình Lương và Hội nông dân xã tôi được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân và vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội huyện với lãi suất thấp nên vợ chồng tôi quyết tâm theo đuổi nghề” ông Ánh tâm sự. Từ mô hình sản xuất nhỏ gói gọn trong quy mô sản xuất nhỏ chủ yếu giải quyết vấn đề lao động cho bản thân gia đình. Đến nay gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, diện tích và sản xuất với quy mô lớn  với số lượng lao động là 15 người. Không chỉ  cung cấp hàng cho nguồn chợ đầu mối Như Quỳnh, các gia đình có công việc lớn trong vùng mà gia đình tôi đã mở rộng mạng lưới kinh doanh  xuất đi các chợ, các quán trong toàn tỉnh Hưng Yên và ra cả thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Để giữ được khách hàng ông luôn đề cao chữ tín, giao hàng trực tiếp đảm bảo uy tín chất lượng nhờ đó mà công việc kinh doanh của gia đình đến nay đã phát triển mạnh.

Bình quân mỗi ngày gia đình ông chế biến và tiêu thụ  ra thị trường là 150 kg thịt sống loại 1, chế biến thành phẩm thành 200 kg nem chua và 30 kg giò chả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (Đã được chi cục quản lý VSATTP chứng nhận) và được thị trường chấp nhận. Thu nhập hàng năm đạt 800 triệu đồng. Ngoài ra gia đình ông còn nhận và tạo công ăn việc làm cho 15 lao động  với thu nhập từ 3,5 – 4 triệu đồng/ người/tháng.

Trước thực trạng hiện nay về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, thời gian qua các ngành chức năng đã phát hiện nhiều loại thực phẩm bẩn, không đạt chất lượng bầy bán trên thị trường tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng mà hậu quả thì rất khó lường trước được. Ông Ánh chia sẻ thêm: “Nhận  thức được thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển”. Và hiểu rõ “thực phẩm cũng là nguồn gây ra bệnh nguy hiểm nếu không được bảo đảm vệ sinh an toàn". Để bảo đảm  thực phẩm sản xuất ra đạt được chất lượng và vệ sinh an toàn. Gia đình tôi phải làm tốt tất cả các khâu trong chuỗi để bảo đảm chất lượng thực phẩm, từ chọn địa chỉ các hộ chăn nuôi  uy tín không dùng các chất cấm trong chăn nuôi gia súc, đến khâu sản xuất chế biến và bảo quản.. Với phương châm phục vụ đặt lợi ích và sức khỏe của khách hàng lên trên lợi ích lợi nhuận gia đình tôi luôn nghiêm túc chấp hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo “tiếp tục nói không với thực phẩm bẩn”; không dùng các chất cấm và hóa chất trong bảo quản, chế biến thực phẩm để gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây lên nỗi bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín  và thương hiệu của thực phẩm nói chung và mặt hàng giò chả, nem chua nói riêng”.

Hoàng Hằng

 

Ban Tuyên huấn 

Lượt xem: 39

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân