Bạn đang ở đây

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 17 - 23/4)

(18.04.2018)

(Website HNDHY) - Tại các tỉnh phía Bắc: Bệnh đạo ôn lá nặng nhất là trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm, trên các giống nhiễm. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện tích lúa trỗ sớm, nhất là trên giống nhiễm.

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc: Bệnh lùn sọc đen biểu hiện trên các trà lúa ở giai đoạn từ cuối đẻ nhánh trở đi. Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 2 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy nâu - rầy lưng trắng hại diện hẹp chủ yếu trên trà lúa xuân sớm và chính vụ, trên các giống nhiễm. Sâu đục thân 2 chấm gây dảnh héo trên trà lúa xuân sớm và chính vụ. Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá hại tăng…

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng trên lúa trà muộn tại các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, hại nặng những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa. Bệnh đạo ôn cổ bông xu hướng tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đòng trỗ nếu gặp thời tiết sương mù, mưa, ẩm độ cao. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Bệnh đốm nâu nặng hại cục bộ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng hại tăng, hại nặng tại các tỉnh phía Nam. Chuột tiếp tục phát sinh gây hại.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn… gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ đến chín. Sâu cuốn lá nhỏ hại cục bộ lá đòng trên lúa đông xuân muộn. Chuột gây hại nhẹ rải rác trên các trà lúa và giống gieo lúa xuân hè. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

Các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những địa phương chuẩn bị xuống giống lúa hè thu cần theo dõi lịch xuống giống, bẫy đèn và tình hình thủy văn ở địa phương để xuống giống tập trung, né rầy gieo sạ mật độ vừa phải, không phun nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng lúc đầu vụ nếu chưa thật cần thiết nhằm hạn chế bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau. Ngoài ra cần lưu ý sự phát triển của ốc bươu vàng, chuột, nhện gié, rầy phấn trắng... ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ để có biện pháp phòng chống kịp thời.

2. Trên cây trồng khác

Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh… trên cây rau màu, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khảm lá virus trên cây sắn… tiếp tục gây hại.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

+ Phòng trừ ốc bươu vàng, dùng Honeycin 6G (5 - 6kg/ha).

+ Phòng trừ rầy nâu, sử dụng Applaud 25WP (700g/ha), hoặc Wellof 3GR (12 - 15kg/ha).

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).

+ Trừ sâu đục thân, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.

+ Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa, dùng thuốc đặc trị BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).

+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml/bình 16 lít  nước), lượng nước phun 400 lít/ha.

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Ngoài ra để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tránh hiện tượng nghẹn đòng khi trổ sử dụng Dekamon 22.43L (6ml/bình 16 lít nước).

Cây rau:

+ Sử dụng phân bón lá Foliar Blend (50ml/16 lít nước) cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ.

+ Sử dụng Gekko 20SC phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua.

Cây ngô (bắp): Dùng Maxer 660SC (1,25 – 2,5l/ha) trừ cỏ giai đoạn từ 7-20 ngày ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm, phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 -25g/gốc).

+ Để trừ tốt nấm Phytophthora, dùng Gekko 20SC – Chứa Amisulbrom để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh.

 

Theo CỤC BVTV

Lượt xem:

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân