Bạn đang ở đây

Tăng cường phòng trừ sâu bệnh cuối vụ

(08.09.2016)

(Website HNDHY) - Cục Trồng trọt vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phía Bắc về việc tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa vụ HT, mùa và chuẩn bị vụ đông.... 

Theo báo cáo của các địa phương, diện tích lúa bị nhiễm bệnh bạc lá đã lên tới hàng chục ngàn ha, cao hơn so với năm trước; đặc biệt ở một số tỉnh, thành như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội. Dự báo bệnh bạc lá có nguy cơ lây lan trên diện rộng…, một số loại sâu bệnh hại khác như rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng đang phát sinh gây hại. Để đảm bảo sản xuất lúa thắng lợi, hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh và điều kiện bất thuận của thời tiết; Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phía Bắc tập trung cao độ chỉ đạo một số vấn đề sau: 1. Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tuyệt đối không bón bổ sung đạm đơn cho lúa, tập trung bón thúc kali cho diện tích lúa mới bước vào phân hóa đòng để tránh gây tình trạng non hóa bộ lá, nhất là lá công năng, khi gặp mưa rào, gió mạnh lá dễ bị tổn thương và là cơ hội để bệnh bạc lá phát sinh, lây lan gây hại mạnh. 2. Với diện tích lúa đã có triệu chứng bệnh bạc lá (lá bị khô cháy chóp lá và 2 bên mép lá) tuyên truyền nông dân sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu, phun theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tràn lan, kết hợp nhiều loại thuốc với phân qua lá gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. 3. Thực hiện tốt kỹ thuật tưới “nông, lộ, phơi” nhằm hạn chế lúa đẻ nhánh lai nhai làm giảm hiệu quả phân bón do phải nuôi các dảnh vô hiệu, đồng thời tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu, cứng thân, dày lá, hạn chế đổ ngã. 4. Đây là thời kỳ quan trọng có tính quyết định năng suất của lúa vụ HT, mùa, đề nghị các địa phương chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tập huấn và cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, dịch hại, sinh trưởng của cây trồng, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, ngăn chặn hiệu quả dịch hại. 5. Rà soát điều chỉnh kế hoạch sản xuất gieo trồng cây vụ đông, cân đối diện tích đất lúa, đất chuyên màu để bố trí nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh cho phù hợp theo kế hoạch đề ra. Tập trung chỉ đạo thu hoạch nhanh, gọn diện tích trà lúa vụ HT, mùa sớm theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, thu lúa đến đâu trồng rau màu ngay đến đó, đảm bảo gieo trồng vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất; ưu tiên mở rộng tối đa diện tích ngô, đậu tương, đặc biệt trên đất 2 lúa, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo hướng an toàn và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. 6. Chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp thực hiện mô hình hoàn thiện các gói kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cho một số loại cây trồng chủ lực như ngô, rau, khoai tây... để phổ biến cho nông dân. 7. Xây dựng các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất vụ đông phát triển theo lợi thế của từng địa phương. 8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường vật tư nông nghiệp bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng cho vụ đông; phân bón và các vật tư khác, nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng để đưa ra thị trường vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, nhái mẫu mã của các sản phẩm có uy tín làm thiệt hại cho sản xuất và nông dân. 9. Theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết để có biện pháp ứng phó kịp thờ...

 

Theo NongNghiep.vn

Lượt xem: 4

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân