Bạn đang ở đây

Hưng Yên dồn thửa, đổi ruộng gần 29.000 ha đất nông nghiệp

(18.03.2019)

(Cổng ĐT HND)- Nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên; thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện theo hướng ngày càng nâng cao. 

Cụ thể, giai đoạn 2008 - 2018, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân gần 3%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 1,3 lần so với năm 2008 (năm 2018 ước đạt 12.190 tỷ đồng).

Tỉnh đã thực hiện dồn thửa, đổi ruộng gần 29.000 ha đất nông nghiệp (bằng 53,1% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh) với tỷ lệ bình quân trước dồn thửa, đổi ruộng 3,2 thửa/hộ, nay giảm còn 1,6 thửa/hộ (trong đó, số hộ có 1 thửa chiếm 51,6% và số hộ có 2 thửa chiếm 40% tổng số hộ dồn thửa, đổi ruộng); căn bản khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo điều kiện tích tụ, tập trung ruộng đất để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Công tác quy hoạch phát triển sản xuất được quan tâm thực hiện, đạt kết quả thiết thực. Các hình thức tổ chức sản xuất có đổi mới và phát triển; thành lập được nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác (tỉnh hiện có 213 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp); trình độ sản xuất thâm canh được nâng cao; việc cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh...

Chăn nuôi phát triển mạnh theo hình thức trang trại với quy mô khá lớn (toàn tỉnh hiện có 653 trang trại theo tiêu chí mới); có trên 5 nghìn ha nuôi thủy sản, năng suất tăng từ 4 tấn/ha năm 2008 lên 7 tấn/ha năm 2018, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp: Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản từ 42% năm 2008 tăng lên 54,4% năm 2018, tỷ trọng trồng trọt từ 55% năm 2008 giảm xuống còn khoảng 43% năm 2018…).

Công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 197 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bằng 11% tổng số dự án đăng ký đầu tư vào địa bàn tỉnh), với tổng vốn đăng ký gần 15 nghìn tỷ đồng.

Tỉnh đã tập trung phát triển các vùng trồng nhãn; vùng vải lai; cây có múi; vùng chuối; vùng cây dược liệu; vùng rau theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, rau công nghệ cao…

Gắn chặt công tác dồn điền đổi thửa, phát triển mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã với chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản tại các huyện còn nhiều diện tích cấy lúa. Tỉnh đã bước đầu khảo nghiệm, bổ sung vào cơ cấu mùa vụ được gần 10 giống cây trồng mới, giúp hội viên, nông dân có nhiều lựa chọn trong phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và thu nhập.

Đến nay, tỉnh đã chuyển đổi gần gần 12 nghìn ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây hàng hóa kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; hiệu quả sử dụng đất chuyển đổi tăng rõ rệt.

Nổi bật nhất là, đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, khoai bãi ven sông Hồng (khoảng 200 ha) của xã Phụng Công, Xuân Quan, huyện Văn Giang sang trồng các loại hoa, cây cảnh, áp dụng công nghệ tiên tiến (như: xây dựng hệ thống nhà lưới; sản xuất giống bằng nuôi cấy mô….); một số mô hình cho thu nhập 3 - 7 tỷ đồng/ha canh tác/năm; nhiều mô hình đạt mức thu từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, góp phần nâng giá trị trên mỗi ha canh tác từ 57 triệu đồng/năm (năm 2008) lên trên 192 triệu đồng/năm (năm 2018).

Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng VietGAP; triển khai hiệu quả các đề án giống vật nuôi như gà Đông Tảo, Đông Tảo lai, bò lai “3 máu”; phát triển nhiều giống cây trồng mới như lúa lai, nhãn đầu dòng, bưởi Hoàng Trạch...

Sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp bước đầu đạt hiệu quả ở một số mô hình: Mô hình sản xuất giống lúa; trồng cây dược liệu; chăn nuôi bò sữa; liên kết giữa các trang trại chăn nuôi với các doanh nghiệp, đại lý cung ứng con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi… Trong đó, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân tăng thu nhập từ 10% -20%.

Theo hoinongdan.org

 

Lượt xem: 18

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân